Bạn đang có kế hoạch mở một nhà thuốc và không biết cần chuẩn bị những gì để đạt được thành công? Không phải lo lắng nữa! Chúng tôi hiểu rằng việc khởi động một doanh nghiệp mới là rất khó khăn và cần phải chuẩn bị kỹ càng.
Web chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi mở nhà thuốc cần những gì? Đồng thời cung cấp những giải pháp và kinh nghiệm hữu ích để giúp bạn khởi đầu một cửa hàng thuốc hiệu quả và đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh này.
Điều kiện cần thiết để được cấp phép mở nhà thuốc
1. Đối với nhà thuốc
Trước tiên bạn nên tham khảo những quy định và điều kiện kinh doanh nhà thuốc của Luật Dược hiện hành. Cụ thể như sau:
- Phải được Ủy ban nhân dân quận (huyện) hoặc Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép hoạt động.
- Có Chứng chỉ hành nghề Dược của Sở Y tế.
- Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm.
2. Với các bộ chuyên môn
Ngoài điều kiện với nhà thuốc, các bộ chuyên môn cũng cần đảm bảo các yếu tố như:
- Có bằng Dược sĩ Đại học.
- Cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại vị trí phù hợp.
- Đảm bảo sức khỏe tốt cũng như có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Không rơi vào trường hợp đang bị cấm hành nghề hay đang có hành vi vi phạm pháp luật, bị truy tố.
- Đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ hiểu biết, đảm bảo việc thực hiện Luật về sức khỏe cũng như các quy chế của ngành Dược.
- Phải có nguồn vốn tối thiểu là 250 triệu.
3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà thuốc
Khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc, việc chuẩn bị phải được quan tâm đặc biệt, đặc biệt là trong việc chọn lựa trang thiết bị y tế. Nếu bạn có thể chuẩn bị đầy đủ và chính xác trong việc này, thì nhà thuốc của bạn sẽ có thể vững vàng trên thị trường.
- Chuẩn bị thiết kế địa điểm kinh doanh: Địa điểm đó cần sạch sẽ, khô thoáng, không ẩm mốc, không có bất cứ ảnh hưởng gì tới chất lượng sản phẩm thuốc. Không cần trang hoàng quá lộng lẫy mà bạn nên chuẩn bị yếu tố cần thiết nhất cho địa chỉ nhà thuốc tốt nhất.
- Đáp ứng tiêu chuẩn nhà thuốc, đó chính là những yêu cầu quy định đối với một hiệu thuốc đạt chuẩn GPP (Good Practice Pharmacy).
- Toàn bộ trang thiết bị y tế trong nhà thuốc như quầy, tủ, nhãn thuốc, khay đếm, túi đựng, máy tính…
- Các tài liệu chuyên môn: Nội quy sử dụng các loại thuốc, quy chế bán hàng, quy định bán thuốc, tài liệu tra cứu sử dụng thuốc…
Thủ tục xin cấp các giấy tờ cần thiết khi mở nhà thuốc
1. Thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược
Nếu bạn có ý định mở nhà thuốc mà chưa có giấy chứng chỉ hành nghề thì bạn cần làm hồ sơ để xin được cấp giấy chứng chỉ hành nghề. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ xin mở nhà thuốc và là một trong những điều kiện để bạn được mở nhà thuốc.
Về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Dược phải bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược
- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác, nếu là cán bộ, công chứng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày cấp
- Giấy tờ chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế cấp trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định
- Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước có công chứng hoặc chứng thực
- Giấy cho phép hành nghề ngoài giờ của thủ trưởng cơ quan nếu người xin cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức nhà thuốc
- 02 ảnh chân dung cỡ 4cmx6cm của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng
Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ Cơ quan chịu trách nhiệm xét duyệt hồ sơ: Sở Y tế Lệ phí: Để thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược 300.000đ/lần thẩm định
Trình tự đăng ký chứng nhận hành nghề:
- Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nộp các giấy tờ về Sở Y tế, trong vòng 3 ngày nếu có thiếu sót hay vấn đề gì thì hồ sơ của bạn sẽ được trả lại để bổ sung hoặc thay đổi.
- Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ của bạn, Sở Y tế sẽ thẩm định và đưa ra kết quả. Nếu như bạn không cấp chứng chỉ hành nghề thì có thể yêu cầu Sở đưa ra lý do.
- Mức phí mà bạn cần phải nộp để được cấp chứng chỉ hành nghề kèm theo hồ sơ là 500.000 đồng.
Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề và chuẩn bị xong giấy tờ liên quan thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trước khi muốn mở nhà thuốc hay kinh doanh nhà thuốc thì giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ mở nhà thuốc. Một bộ hồ sơ cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của Dược sĩ chủ nhà thuốc
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
Với hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy trình mở nhà thuốc hợp pháp, các bạn cần mang theo hồ sơ đã chuẩn bị tới Ủy ban nhân dân quận hoặc huyện nơi bạn định mở nhà thuốc. Lúc này, cơ quan chịu trách nhiệm sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cũng như quyết định cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho nhà thuốc của bạn hay không.
Sau 5 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ (chỉ tính những ngày cơ quan làm việc) thì bạn sẽ có được quyết định chính thức. Chi phí cho mỗi lần đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Bên cạnh 2 giấy chứng nhận trên thì một trong những giấy tờ để bạn có đủ điều kiện mở nhà thuốc là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hay giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật dược 2016 và Điều 32 Nghị định 54/2017/NĐ – CP Bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Cơ quan thực hiện: Sở Y tế
Lệ phí: Không
4. Hồ sơ thẩm định đạt chuẩn GPP – Quy trình mở nhà thuốc đạt chuẩn
Nếu bạn muốn hướng tới mục đích kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP thì trong hồ sơ chuẩn bị phải có các loại giấy tờ như sau:
- Bằng cấp của người chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc nơi bạn định đăng ký.
- Chứng chỉ hành nghề Dược.
- Giấy phép kinh doanh của Nhà nước.
- Bộ hồ sơ kèm mẫu xin thẩm định GPP.S.O.P (người dùng có thể download mẫu file này trên mạng) để chấm điểm.
- Bảng đăng ký bán thuốc hạn chế.
- Một vài giấy tờ cần thiết như Bản kê khai nhân sự, Hợp đồng lao động của nhân viên hoặc Bản kê khai vật tư trong nhà thuốc,…
- Trong hồ sơ cũng cần có thêm chi phí cho việc thẩm định với mức phí là 1.000.000 đồng.
5. Quy trình mở nhà thuốc không thể thiếu – Xin mã số thuế
Trường hợp nhà thuốc đã được cấp Giấy phép kinh doanh, bạn mang Giấy phép này tới bộ phận Thuế để được cấp mã số thuế. Sau khi có mã số thuế, việc tiếp theo mà bạn cần thực hiện trong quy trình mở nhà thuốc là mang đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định tới Sở Y tế để hoàn thiện hồ sơ thành lập nhà thuốc.
Cơ quan nhà nước sẽ thực hiện các bước thẩm định và bạn sẽ được Sở Y tế cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh Dược cùng với giấy đạt chuẩn GPP (nếu có). Lúc này, bạn mới có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình tại nhà thuốc.
Quy trình đánh giá nhà thuốc GPP
Bước 1: Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở bán lẻ thuốc;
Bước 2: Cơ sở bán lẻ thuốc trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GPP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;
Bước 3: Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GPP tại cơ sở bán lẻ thuốc theo từng nội dung cụ thể;
Bước 4: Đoàn đánh giá họp với cơ sở bán lẻ thuốc để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có). Đồng thời, đánh giá mức độ của từng tồn tại.
Hoặc thảo luận với cơ sở bán lẻ thuốc trong trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại.
Sau khi thống nhất, hội đồng thẩm định sẽ tiến hành đánh giá phân loại đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc;
Bước 5: Lập và ký biên bản
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập Biên bản đánh giá GPP theo Mẫu số 02 quy định.
Biên bản đánh giá GPP được Lãnh đạo cơ sở bán lẻ thuốc cùng Trưởng đoàn đánh giá ký xác nhận. Biên bản đánh giá phải thể hiện được thành phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá và được thành lập thành 3 bản: 1 bản lưu tại cơ sở bán lẻ thuốc, 02 bản lưu tại Sở Y tế.
Trình tự xét duyệt nhà thuốc GPP
Bước 1: Cơ sở bán lẻ thuốc đề nghị cấp giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc GPP” nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính của địa phương.
Bước 2: Cán bộ TTHCC tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cơ sở bán lẻ thuốc đề nghị.
Bước 3: Thẩm định và phê duyệt:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị công nhận cơ sở bán lẻ thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, Sở Y tế thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra tại cơ sở.
Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đạt “Thực hành tốt nhà thuốc” cho cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Y tế nhận được báo cáo khắc phục những tồn tại đã được nêu trong biên bản kiểm tra.
Trường hợp phải kiểm tra lại, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục và đề nghị kiểm tra của cơ sở, Sở Y tế phải tiến hành kiểm tra.
Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc vi phạm điểm không chấp thuận hoặc không đạt 80% số điểm theo checklist chấm điểm GPP, Sở Y tế có công văn trả lời không đạt.
Bước 4: Trả giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) cho cơ sở bán lẻ thuốc.
Cùng với những thủ tục và điều kiện bắt buộc khi mở nhà thuốc, chủ kinh doanh cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn bắt buộc để thành lập nhà thuốc chuẩn GPP như cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc, quản lý kê đơn hay báo cáo lên Cục quản lý Dược Quốc gia…
Để tiết kiệm thời gian báo cáo cũng như sắp xếp và quản lý toàn bộ quá trình kê đơn, mã thuốc và sắp xếp thuốc chuẩn GPP, ứng dụng các công nghệ như phần mềm quản lý nhà thuốc được xem là giải pháp tối ưu được nhiều nhà thuốc ứng dụng.
Những chú ý khác khi mở nhà thuốc cần những gì?
1. Các khoản chi phí khi mở nhà thuốc
Theo các thống kê thống kê thông thường, để bắt đầu kinh doanh một nhà thuốc, kinh phí ban đầu tối thiểu khoảng 100 – 200 triệu.
Số vốn này sẽ chi cho việc bạn đảm bảo các chi phí về điều kiện mở một nhà thuốc tư nhân như:
- Chi phí thuê mặt bằng.
- Chi phí bỏ ra để mua phần mềm quản lý quầy thuốc.
- Vốn để thuê nhân viên đứng quầy bán thuốc.
- Chi phí vốn nhập hàng.
- Chi phí vốn đầu tư trang thiết bị vật chất.
2. Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng
Trong quá trình khai thác thị trường nhà thuốc, việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng và giá cả hợp lý là rất quan trọng. Nếu có thể tìm được nguồn hàng chất lượng với giá cả phải chăng, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng của bạn so với đối thủ cạnh tranh.
Ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, số lượng các cửa hàng thuốc là khá lớn, tuy nhiên rất ít nhà thuốc có thể tạo ra sự khác biệt. Vì vậy, nếu bạn có thể tạo ra sự khác biệt từ sản phẩm, dịch vụ, hoặc cách tiếp cận khách hàng, thì sẽ có cơ hội thành công cao hơn.
Hiện nay, các nhà thuốc thường nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc thông qua các tổng đại lý cấp 1. Tuy nhiên, hầu hết các công ty dược phẩm đều có đội ngũ trình dược viên để giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho các cửa hàng. Tuy nhiên, để tạo ra sự khác biệt, bạn nên chủ động tìm kiếm nguồn hàng thay vì chờ đợi các nhân viên bán hàng tới tận nơi để tiếp thị và nhập hàng.
3. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Địa điểm là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của việc kinh doanh thuốc. Tìm được địa điểm phù hợp có thể giúp bạn đạt tới 50% thành công.
Thực tế, người tiêu dùng thường tìm kiếm những hiệu thuốc gần nhà nên việc đặt cửa hàng của bạn tại khu vực đông đúc, có đời sống cộng đồng sôi động và ít cạnh tranh trong lĩnh vực hiệu thuốc là một lựa chọn thông minh.
Một điều lưu ý, địa điểm hiệu thuốc của bạn cần phải trùng khớp với thông tin đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Chuẩn bị các phương án tiếp cận khách hàng
Trong giai đoạn đầu khi mới mở cửa hàng, rất quan trọng để tập trung vào việc tiếp cận khách hàng. Vì đây là thời điểm mà người mua hàng chỉ có thể tìm hiểu về nhà thuốc của bạn một cách rất bị động. Do đó, để thu hút khách hàng, quảng bá và giới thiệu rộng rãi về sản phẩm và dịch vụ của nhà thuốc là rất cần thiết. Nếu chỉ đợi khách hàng tự tìm đến, thì việc tạo dựng thương hiệu và thu hút khách hàng sẽ rất khó khăn.
4. Đảm bảo các yếu tố về nhân sự
Trong ngành kinh doanh thuốc, yêu cầu về chuyên môn và khả năng tư vấn là điều cần thiết, đặc biệt là trong việc lựa chọn liều lượng thuốc phù hợp cho từng khách hàng. Các sản phẩm được bán chủ yếu để điều trị các bệnh thông thường như cảm, sốt, hoa mắt, chóng mặt,…
Tuy nhiên, để thành công trong việc kinh doanh thuốc, người bán hàng cũng cần phải có kỹ năng bán hàng tốt, kèm theo giọng điệu và thái độ phục vụ khách hàng tốt. Vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên một thái độ và ấn tượng xấu có thể khiến khách hàng chuyển sang các cửa hàng khác thay vì đến với nhà thuốc của bạn.
5. Làm bảng hiệu nhà thuốc
Bảng hiệu được xem như bộ mặt của nhà thuốc, do đó bạn hãy chú trọng trong việc thiết kế bảng hiệu để có được thiện cảm từ khách hàng. Theo quy định, bảng hiệu đạt chuẩn của một nhà thuốc phải cung cấp tối thiểu 7 trong 9 tiêu chí dưới đây:
- Tên nhà thuốc.
- Địa chỉ nhà thuốc.
- Tên người phụ trách chuyên môn.
- Số điện thoại của người quản lý nhà thuốc.
- Phạm vi hành nghề (Nhà thuốc tư nhân).
- Phạm vi kinh doanh (Bán lẻ các loại thuốc thành phẩm).
- Số giấy phép kinh doanh.
- Thời gian mở cửa
6. Nghiên cứu đối thủ
Trong thời điểm hiện tại, ngành kinh doanh thuốc đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thuốc trong khu vực. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các nhà thuốc cần xác định được điểm mạnh của mình để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.
Để làm được điều này, quá trình nghiên cứu và đánh giá, tìm hiểu sâu vào đặc điểm kinh doanh của từng cửa hàng, điểm mạnh thu hút khách hàng và điểm yếu của các nhà thuốc khác trong khu vực cần được thực hiện.
7. Vận hành và quản lý
Tương tự như các nhà thuốc khác, nhà thuốc cũng được vận hành để hạn chế tối đa sai sót và quản lý hiệu quả:
- Thời gian làm việc và bắt đầu mở quầy từ 7h -21h mỗi ngày.
- Nhân viên chỉ phụ trách bán hàng và ghi chép đầy đủ vào sổ, phần mềm quản lý, phần nhập thuốc và giấy tờ sẽ do chị quản lý.
- Cuối mỗi ca, nhân viên phải tổng hợp sổ sách và hàng hóa bán ra trong ca làm việc của mình. Chi tiết và chính xác nhất để đảm bảo không bị sai lệch hay thất thoát.
Chuẩn bị và kiểm soát rất chặt chẽ nhưng quản lý tổng quát vẫn luôn là vấn đề vô cùng đau đầu. Không có quá nhiều vấn đề phát sinh nhưng những công việc lặp đi lặp lại như: Làm việc với trình dược viên ->Nhập hàng, bán hàng -> Điều chỉnh giá -> Quản lý thuốc, hạn dùng -> Nâng cao chất lượng dịch vụ,… đảm bảo không xảy ra sai sót.
Lời kết
Hy vọng thông tin và kinh nghiệm chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết để khởi đầu một cửa hàng thuốc hiệu quả và đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh này. Mở một nhà thuốc không chỉ là việc bán hàng, mà còn là cách để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với kinh nghiệm của chúng tôi, bạn có thể tự tin khởi nghiệp và mang lại giá trị cho khách hàng của mình. Chúc bạn thành công và phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh này!
Trần Tiến Duy. Sinh ra và lớn lên tại Vũng Tàu. Hiện tại Trần Tiến Duy đang là SEO Manager tại Miko Tech Agency Marketing và Giảng viên Digital Marketing với các khoá học SEO Website tại trường FPT Tp.HCM. Với hơn 5+ năm kinh nghiệm Quản lý đội ngũ nhân sự, training & Đào tạo về SEO/ Content Marketing.