Với những người có nhiều năm kinh nghiệm Marketing thì không còn quá xa lạ với chi phí đại diện. Tuy nhiên với một số bạn mới tiếp xúc với ngành này thì chưa hiểu kỹ chi phí đại diện là gì? Bạn hãy cùng Website Chuyên Nghiệp khám phá tất tần tật thông tin về khái niệm này ngay sau đây nhé.
Chi phí đại diện là gì
Chi phí đại diện (Từ tiếng Anh là Agency Costs). Đây là một loại chi phát sinh khi tổ chức gặp phải vấn đề nội bộ doanh nghiệp phát sinh từ hành động của một đại diện thay mặt cho người ủy quyền. Chi phí này thường xuất hiện trong tình trạng hoạt động thiếu sự đồng thuận giữa người quản trị và người sở hữu với vấn đề thông tin bất cân xứng.
Ngoài ra, có thể hiểu một cách đơn giản chi phí đại diện là thiệt hại khi nhà quản lý không cố gắng tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Chi phí này sẽ được thanh toán cho người đại diện. Trong đó, một người (chủ) thuê người khác có khả năng làm nhiệm vụ thay thế cho mình. Người chủ sẽ đưa ra quyết định trực tiếp và ủy quyền cho bên đại diện.
Bản chất của chi phí đại diện
Sau khi hiểu được chi phí đại diện là gì thì Website Chuyên Nghiệp xin chia sẻ cho bạn về bản chất của loại phí này. Chi phí đại diện bao gồm những khoản liên quan đến việc quản lý nhu cầu của các bên xung đột trong khi đánh giá và giải quyết tranh chấp.
Agency Costs thật sự cần thiết ở bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào mà người ủy quyền không từ bỏ hoàn toàn quyền điều hành của mình. Họ thất bại trong hoạt động kinh doanh thì các cổ đông sẽ phải gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận công ty.
Các chi phí này chủ yếu gồm tiền thưởng, quyền mua cổ phiếu và những phần thưởng khác khi bên đại diện hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mục đích chính của chi phí đại diện là gì? Là thúc đẩy, góp phần giúp công ty phát triển mạnh và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên có liên quan.
Công thức đo lường chi phí đại diện trong doanh nghiệp
Công thức tính chi phí đại diện là gì? Cụ thể, công thức tính chi phí này trong doanh nghiệp như sau:
Chi phí đại diện = M + B+ R
Trong đó:
- M: Chi phí theo dõi của chủ sở hữu. Đây chính là chi phí mà chủ sở hữu vốn bỏ ra để thực hiện việc giám sát người quản lý để đảm bảo quyền lợi của người sở hữu. Tránh hiện tượng bất cân xứng thông tin khi có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý tạo ra.
- B: Chi phí ràng buộc của người đại diện. Bạn có thể hiểu đơn giản là người đại diện sẽ gánh chịu chi phí để cam kết rằng bản thân họ không thực hiện các vấn đề gì để xâm phạm đến bất kỳ quyền lợi nào của người chủ.
- R: Chi phí mất mát tài chính. Đó là những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn toàn phục vụ cho lợi ích gì của người chủ.
Một số nguyên nhân nổi bật dẫn đến phát sinh chi phí đại diện
Khi bạn đã nắm rõ về khái niệm, bản chất và công thức tính chi phí đại diện là gì? Tiếp theo, Website Chuyên Nghiệp sẽ cung cấp cho bạn một số lý do dẫn đến việc phát sinh chi phí đại diện trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Những nhà quản lý không cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ để phát huy tối đa hóa giá trị của công ty. Bên cạnh đó là các quyết định đầu tư không có căn cứ, thiếu hiệu quả hưởng đến thu nhập hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp.
- Người chủ của doanh nghiệp hay các cổ đông không có khả năng quản lý hết các công việc. Do đó, họ có nhu cầu tìm kiếm và thuê nhân sự tài năng về quản lý doanh nghiệp.
- Nguyên nhân phát sinh chi phí đại diện là gì? Đó là những chính sách về tiền lương, hưởng chưa khích lệ cũng như tạo động lực cho ban giám đốc và thành viên ban quản lý.
- Giữa người quản lý và người sở hữu thiếu sự đồng nhất về mục tiêu phát triển, quyết định hay quan điểm. Ví dụ: Người chủ luôn đặt mục tiêu với số vốn mình bỏ ra sẽ thu về lợi nhuận nhiều nhất.
- Chủ đầu tư lo ngại về thất thoát nguồn tài nguyên mà mình cung cấp cho doanh nghiệp không có hiệu quả. Do đó, hầu như các chủ đầu tư đều muốn giành quyền kiểm soát hoạt động. Trường hợp này thì những thành viên có vai trò chủ chốt sẽ hạn chế và khó linh hoạt trong các quyết định điều hành.
Một số dạng chi phí đại diện phổ biến
Thông qua các thông tin trên bạn đã hiểu rõ về chi phí đại diện là gì và một số thông tin liên quan. Dưới đây là một số dạng chi phí đại diện phổ biến trong doanh nghiệp:
1. Chi phí đại diện từ vốn cổ phần bên ngoài
Đây là một dạng chi phí đại diện xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa người quản lý và người sở hữu do sự phân quyền trong các doanh nghiệp hiện đại. Khi cổ đông bị giới hạn quyền kiểm soát thì người quản lý sẽ thực hiện ngay hoạt động mang nhiều lợi ích cho mình làm nguy hại đến quyền lợi của cổ đông.
Chi phí đại diện của vốn cổ phần cũng phát sinh khi các nhà quản lý thương xuyên thực hiện các chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển vượt mức tối ưu. Hoặc kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực doanh nghiệp không có nhiều lợi thế cạnh tranh.
2. Chi phí đại diện do nợ
Chi phí đại diện này xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông và chủ nợ. Trường hợp vốn cổ phần của công ty có vay nợ là một quyền chọn mua tài sản của công ty. Cổ đông có thể chiếm hữu tài sản của chủ nợ bằng việc gia tăng rủi ro đầu tư.
3. Chi phí đại diện xuất phát từ dòng tiền tự do
Dòng tiền tự do là dòng tiền vượt quá số vốn cần có để tài trợ cho các dự án có giá trị hiện tại ròng (NPV) dương. Chi phí đại diện do dòng tiền tự do phát sinh khi có sự xung đột trong lợi ích giữa người quản lý và cổ đông về chính sách chi trả cổ tức từ dòng tiền tự do.
Người quản lý thay vì sử dụng dòng tiền tự do để trả cổ tức thì lại dùng tiền này đầu tư vào các dự án thâu tóm công ty khác, mở rộng công ty,… Thực chất những hoạt động đầu tư này có thể thu về lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ.
Ngoài ra còn một số dạng chi phí đại diện khác như chi phí đại diện do định giá cao vốn cổ phần, chi phí đại diện do bất cân xứng thông tin,…
Lời kết
Thông qua bài viết trên, Website Chuyên Nghiệp đã phần nào giúp bạn hiểu được chi phí đại diện là gì và cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Có thể nói chi phí đại diện là loại chi phí không nên tồn tại trong doanh nghiệp.
Nếu bạn đang muốn kinh doanh thì hãy chuẩn bị chiến lược và kiến thức kinh doanh hiệu quả để Agency Costs không xuất hiện trong công ty mình. Chúc bạn sẽ thành công trong mọi dự định nhé.
Trần Tiến Duy. Sinh ra và lớn lên tại Vũng Tàu. Hiện tại Trần Tiến Duy đang là SEO Manager tại Miko Tech Agency Marketing và Giảng viên Digital Marketing với các khoá học SEO Website tại trường FPT Tp.HCM. Với hơn 5+ năm kinh nghiệm Quản lý đội ngũ nhân sự, training & Đào tạo về SEO/ Content Marketing.