Khi tham gia kinh doanh bất kỳ lĩnh vực hiện nay thì hầu hết hình thức buôn bán nào cũng có đối thủ cạnh tranh không chỉ riêng ngành cà phê. Đó là những doanh nghiệp, thương hiệu kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ cùng loại.
Hiện nay, Highlands Coffee đang phải đối mặt và chịu áp lực với những cạnh tranh gay gắt trong ngành cà phê. Vậy đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee hiện nay là những ai? Bài viết sau đây Website Chuyên Nghiệp sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích nhất.
Khái quát về thương hiệu Highlands Coffee
Trước khi tìm hiểu nội dung về đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee thì Website Chuyên Nghiệp sẽ giúp bạn hiểu sơ lược về thương hiệu này. Highlands Coffee là chuỗi cà phê Việt nam, đây cũng là nhà sản xuất, phân phối các sản phẩm cà phê được thành lập tại Hà Nội vào năm 1998 bởi David Thái.
Doanh nghiệp đã điều hành 211 cửa hàng trên khắp lãnh thổ Việt Nam tính đến năm 2019. Việc sử dụng nguyên liệu sạch, thuần Việt kết hợp với công thức pha phin độc đáo giúp Highlands Coffee nhanh chóng chinh phục khách hàng. Thậm chí những người dùng khó tính bằng hương vị “chuẩn gu” cà phê Việt Nam.
Sản phẩm chủ yếu của Highlands Coffee là đồ uống như cà phê, nước ngọt, nước hoa quả,… và thức ăn nhanh bao gồm bánh mì, thịt, bánh ngọt. Giá trị Việt còn thể hiện thông qua từ việc thiết kế từng chiếc ly, chiếc cốc cho đến không gian mở tinh tế, hiện đại.
Với hơn 20 năm thành lập và phục vụ cà phê, Highlands Coffee đã dần gần gũi hơn với cuộc sống với người Việt. Thương hiệu mang đến cho khách hàng trải nghiệm mới lạ nhưng vẫn không mất đi giá trị truyền thống. Cùng với đó doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nghiên cứu để giữ vững vị trí trước đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee.
6 đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Highlands Coffee
Hiện nay sự cạnh tranh trong ngành cà phê rất lớn và khốc liệt, Highlands Coffee cũng đang chịu áp lực từ vấn đề này trong hoạt động kinh doanh của mình. Có thể kể đến một số đối thủ đáng gờm sau đây mà Highlands Coffee phải đối đầu:
1. Starbucks
Một trong những đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee, thị trường đang chứng kiến cuộc chiến đầy kịch tính giữa hai thương hiệu lớn Highlands Coffee và Starbucks. Đây được xem là người khổng trong lĩnh vực cà phê Mỹ đã thâm nhập vào Việt Nam và đánh giá là đối thủ đáng gờm của Highlands Coffee.
Khi đến với thị trường Việt Nam, Starbucks đã có những chiến lược thông minh về hương vị, chất lượng cũng như dịch vụ thu hút khách hàng. Điểm khác biệt hóa sản phẩm của thương hiệu này là phục vụ khách hàng trong 3 phút, chỉ với 2 lễ tân và 1 đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh có thể phục vụ 220 khách/giờ và 87.000 loại đồ uống khác nhau.
Starbucks phục vụ đồ uống nóng lạnh, cà phê nguyên hạt, cà phê hòa tan, espresso,… bánh ngọt và đồ ăn nhẹ. Hầu hết các địa điểm của thương hiệu điều cung cấp Wifi miễn phí cho khách hàng.
Bên cạnh đó, thương hiệu còn đẩy mạnh bán trực tuyến trên các nền tảng Grab hay Shopee Food. Mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tư để bán sản phẩm đi kèm như bình đựng nước, cốc, túi vải. Với những lợi thế về thị trường, phong cách sang trọng thì Starbucks là đối thủ Highlands Coffee nên dè chừng.
2. Trung Nguyên Legend
Theo chuyên gia đánh giá Highlands Coffee là chuỗi cà phê lớn thứ 2 sau cà phê Trung Nguyên. Nên có thể nói một trong các đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee mạnh là Trung Nguyên Legend. Tuy nhiên thời điểm hiện tại chất lượng phục vụ có phần giảm sút so với Highlands Coffee.
Trung Nguyên được hình thành vào năm 1996 tại Buôn Mê Thuột, hiện tại là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam. Trung Nguyên Legend hướng đến mọi đối tượng khách hàng, chủ yếu tập trung vào phân khúc thị trường bình dân.
Khi đến với Trung Nguyên Legend, bạn có thể thưởng thức những ly cà phê thơm ngon bên những cuốn sách nền tảng đổi đời. Không gian nơi đây là điểm hẹn văn hóa lý tưởng dành cho những người yêu và đam mê cà phê.
3. The Coffee House
The Coffee House cũng là đối thủ cạnh tranh nổi trội của Highlands Coffee. Đây cũng là chuỗi quán cà phê của Việt Nam, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập vào năm 2014.
Đến khoảng tháng 03/2018 thì The Coffee House đã có hơn 100 cửa hàng trên khắp cả nước và phục vụ hơn 40.000 khách hàng mỗi ngày. Không chỉ Starbucks, Trung Nguyên Legend thì The Coffee House cũng rất nổi tiếng và cố gắng vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường cà phê.
Năm 2018, chuỗi cà phê này đứng thứ hai trên thị trường về doanh thu sau Highlands Coffee và xếp thư tư về lợi nhuận. Năm 2019, The Coffee House có mức doanh thu tăng gần 30% so với năm trước. Mặc dù Highlands Coffee được xem là chuỗi cà phê thành công nhất Việt Nam hiện nay nhưng cũng cần “cảnh giác” trước đối thủ này.
4. Phúc Long
Khi nhắc đến những đối thủ cạnh tranh của chuỗi cà phê Highlands Coffee thì không thể thiếu Phúc Long. Thương hiệu cà phê này ra đời tại Bảo Lộc, Lâm Đồng vào năm 1968 nơi đây vốn nổi tiếng về ngành trà. Nhà sản xuất đầu tiên của Phúc Long được xây dựng và đưa vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 70.
Vào năm 2007, Phúc Long đầu tư nhà máy chế biến trà và cà phê tại Bình Dương với mục tiêu mang đến cho khách hàng trong nước những sản phẩm chất lượng nhất và xuất khẩu. Nếu như trước đây các cửa hàng của Phúc Long chỉ đơn thuần là bán và giới thiệu các sản phẩm.
Hiện nay, công ty đã thay đổi cách tiếp cận khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu bằng các chuỗi cà phê, trà tại các vị trí đắc địa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2021, Phúc Long đã có gần 100 cửa hàng tại các tỉnh thành Việt Nam.
Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng Phúc Long tận dụng kinh nghiệm của người đi trước, xây dựng menu của mình đa dạng và thực đơn phú. Sự kết hợp hài hòa trà, cà phê với các sản phẩm đá xanh không thua kém thương hiệu ngoại.
Với mức giá tốt dao động từ 25.000 đến 50.000 đồng/ly chỉ bằng 30 – 70% các ông lớn hiện nay. Cùng đội ngũ nhân viên lành nghề cùng đam mê trà & cà phê đem đến cho khách hàng những trải nghiệm giá trị và tốt nhất khi thưởng thức. Qua hơn 50 thành lập, hoạt động thì Phúc Long liên tục là thương hiệu có nhiều ý tưởng sáng tạo trong ngành trà và cà phê.
Mặc dù năm 2020, thương hiệu chưa có mật độ dày như Highlands hay thay đổi nhiều về thị phần trà, cà phê nhưng lợi nhuận tăng 119% so với cùng kỳ năm trước. Đa số giới trẻ hiện nay đều yêu thích sản phẩm của Phúc Long, điển hình là “Trà đào Phúc Long”. Điều này khiến cho thương hiệu lớn như Highlands Coffee phải dè chừng.
5. Guta Cafe
Một trong những đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee không hề kém cạnh Highlands là Guta Cafe. Guta là chuỗi cà phê tiên phong với phong cách “Mini shop cà phê tiện lợi”. Điều này mang đến cho khách hàng thưởng thức cà phê và các loại thức uống khác nhanh chóng. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo cũng như không gian thoải mái, tiện nghi.
Guta Cafe được thành lập dựa trên văn hóa đường phố tại Việt Nam và phát triển thành thương hiệu cà phê quen thuộc với người dân. Guta có giá cả phải chăng và đang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những chuỗi cà phê phổ biến nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. The Coffee Bean & Tea Leaf
Đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee tiếp theo là The Coffee Bean & Tea Leaf. Thương hiệu được sáng lập bởi Herbert Hyman vào năm 1963, đây là nhà bán lẻ cà phê, trả và đặc sản lâu đời tại Mỹ.
Ban đầu The Coffee Bean & Tea Leaf được thành lập với mục đích là phục vụ nhân viên văn phòng. Với công thức pha chế đặc biệt và khắt khe trong công đoạn lựa chọn nguyên liệu nên thương hiệu đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
The Coffee Bean & Tea Leaf đã được công ty Việt Coffee mua bản quyền vào năm 2018 và xây dựng thương hiệu nhằm phục vụ giới trẻ, dân văn phòng có thu nhập cao. Với không gian bày trí thoải mái, hiện đại và sự sáng tạo các loại thức uống.
Hiện tại thương hiệu này đang gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng tại thị trường Việt Nam không kém gì Highlands Coffee.
Lời kết
Bài viết trên của Website Chuyên Nghiệp đã tổng hợp cho bạn những đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee đáng gờm nhất hiện nay. Khi xác định được đối thủ cạnh tranh của mình trong ngành sẽ giúp Highlands Coffee xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Chúc mọi người có ngày làm việc tràn đầy năng lượng và tiếp tục theo dõi bài khác của chúng tôi.
Trần Tiến Duy. Sinh ra và lớn lên tại Vũng Tàu. Hiện tại Trần Tiến Duy đang là SEO Manager tại Miko Tech Agency Marketing và Giảng viên Digital Marketing với các khoá học SEO Website tại trường FPT Tp.HCM. Với hơn 5+ năm kinh nghiệm Quản lý đội ngũ nhân sự, training & Đào tạo về SEO/ Content Marketing.