Render là gì? Render là một quá trình quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa cho phép chúng ta tạo ra hình ảnh và video chất lượng cao từ các mô hình 3D. Thông qua quá trình này, những thiết kế được trực quan hóa theo cách sinh động và chi tiết hơn. Trong bài viết sau, Web Chuyên Nghiệp sẽ giải thích chi tiết hơn về khái niệm này cũng như giới thiệu top 5 phần mềm render hiện nay.
Render là gì?
Render (kết xuất đồ họa), tiếng anh là rendering, là quá trình chuyển đổi một hoặc nhiều mô hình thành một hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều, thông qua các chương trình ứng dụng, tạo ra một hình ảnh 3D, một nhân vật hoạt hình hoặc một cảnh phim cụ thể.
Quá trình render sử dụng các kỹ thuật toán học và đồ họa máy tính để mô phỏng cách ánh sáng tương tác với các vật thể trong thế giới thực, tạo ra hình ảnh chân thực và chi tiết. Render là một khâu quan trọng trong nhiều lĩnh vực thiết kế đồ họa như thiết kế sản phẩm, kiến trúc, quảng cáo, trò chơi điện tử và phim hoạt hình để tạo ra hình ảnh 3D thực tế và hấp dẫn.
Các kỹ thuật render trong thiết kế đồ họa
Có nhiều kỹ thuật render khác nhau được sử dụng trong thiết kế đồ họa, mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. Có hai phương pháp render chính trong thiết kế đồ họa:
Rendering theo thời gian thực (Real-Time Rendering)
Real-Time Rendering là một kỹ thuật render cho phép tạo ra và hiển thị hình ảnh một cách nhanh chóng và liên tục trong thời gian thực. Real-Time Rendering thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi độ phản hồi nhanh chẳng hạn như trò chơi điện tử, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), thiết kế sản phẩm hoặc mô phỏng.
Một công cụ Real-Time Rendering được coi là đạt chuẩn khi nó có thể xử lý khoảng 15 khung hình mỗi giây (FPS) trở lên. So với các kỹ thuật render truyền thống cần thời gian render lâu và tốn kém, Real-time Rendering giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi phần cứng máy tính mạnh mẽ, đặc biệt là card đồ họa, để có thể xử lý lượng lớn dữ liệu tính toán trong thời gian thực.
Rendering trước (Pre-Rendering)
Pre-Rendering là quá trình tính toán và tạo ra hình ảnh hoặc video trước thời điểm thực tế cần sử dụng. Thay vì tính toán và hiển thị hình ảnh ngay lập tức như Real-Time Rendering, Pre-Rendering cho phép người dùng dành thời gian để tính toán và tạo ra hình ảnh chất lượng cao trước khi chúng được sử dụng hoặc xuất bản.
Kỹ thuật pre-rendering chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh, lĩnh vực cần hình ảnh và hiệu ứng có độ chân thực cao. Thay vì dựa vào card đồ họa chuyên dụng, kỹ thuật này sử dụng các CPU đa nhân để tính toán hình ảnh. Quá trình Pre-Rendering có thể mất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với các mô hình 3D phức tạp và hình ảnh có độ phân giải cao.
Ngoài ra, cả hai kỹ thuật rendering này đều sử dụng các công nghệ rendering phổ biến sau:
- Ray tracing: Ray tracing là một kỹ thuật mô phỏng ánh sáng trong đồ họa máy tính bằng cách theo dõi đường đi của các tia sáng ảo từ nguồn sáng đến các vật thể trong môi trường 3D và sau đó từ các vật thể đó đến camera. Nhờ vậy, bạn có thể tạo ra hình ảnh 3D có độ chân thực cao và chính xác cao.
- Scanline: Scanline là một thuật toán render hình ảnh 2D từ mô hình 3D trong thiết kế đồ họa. Thuật toán này hoạt động bằng cách quét qua từng hàng pixel trên màn hình, phần mềm render sẽ tính toán giá trị màu sắc cho từng pixel trên dòng đó dựa trên các thông tin về ánh sáng, vật liệu và hiệu ứng khác.
- Radiosity: Mô phỏng sự phản chiếu ánh sáng từ các bề mặt khuếch tán, ngụ ý rằng mỗi pixel có màu riêng và tạo ra hoặc hấp thụ ánh sáng.
Quá trình render diễn ra thế nào?
Quá trình render phụ thuộc vào đối tượng kỹ thuật số là hình ảnh 2D hay video. Do đó, chúng ta sẽ giải thích chi tiết quá trình render trong mỗi ứng dụng của nó:
Chỉnh sửa ảnh
Trong chỉnh sửa hình ảnh, render là quá trình xử lý để tạo ra hình ảnh cuối cùng. Hình ảnh ban đầu được nhập vào phần mềm chỉnh sửa ảnh và chia thành các lớp (layer) khác nhau. Mỗi lớp có thể đại diện cho một thành phần riêng biệt của hình ảnh, chẳng hạn như nền, đối tượng chính, văn bản, hiệu ứng,… Người dùng có thể điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, màu sắc, thêm hiệu ứng,… cho từng lớp.
Sau khi chỉnh sửa xong, các lớp được kết hợp lại với nhau để tạo ra hình ảnh cuối cùng. Quá trình này đảm bảo rằng tất cả các thành phần của hình ảnh được hiển thị chính xác và hòa hợp với nhau. Hình ảnh cuối cùng được lưu thành một tệp duy nhất, thường ở định dạng JPEG, PNG hoặc TIFF.
Chỉnh sửa video
Trong chỉnh sửa video, quá trình render là quá trình chuyển đổi dữ liệu video từ dạng thô thành định dạng có thể phát lại hoặc chia sẻ. Đầu tiên, video gốc sẽ được quay bằng camera hoặc là một tệp tin được tải lên. Bạn sẽ thêm các hiệu ứng âm thanh, nhạc nền hoặc chèn thêm hiệu ứng chuyển cảnh, văn bản,… vào video.
Tiếp theo, hình ảnh trong video có thể được xử lý để cải thiện chất lượng hình ảnh, tăng độ phân giải, điều chỉnh màu sắc và độ tương phản. Sau khi tất cả các chỉnh sửa đã được áp dụng, video được render thành một tệp tin duy nhất. Video đã được render là thành phẩm cuối cùng sau chỉnh sửa và có thể được phát trên các thiết bị khác nhau
Tạo đối tượng đồ họa
Qúa trình render trong tạo đối tượng đồ họa có sự khác biệt khi chỉnh sửa hình ảnh và video. Các đối tượng đồ họa được mô tả bằng mã sử dụng ngôn ngữ đánh dấu như HTML, SVG hoặc XML. Mã này xác định hình dạng, kích thước, màu sắc và các thuộc tính khác của đối tượng đồ họa.
Sau đó, mã sẽ được xử lý bởi trình render đồ họa, là một chương trình chuyên dụng để chuyển đổi mã thành hình ảnh hoặc đối tượng đồ họa có thể nhìn thấy. Đối tượng đồ họa được hiển thị trên màn hình hoặc lưu thành tệp tin hình ảnh. Hình ảnh này render có thể được lưu thành tệp tin hình ảnh ở các định dạng như JPEG, PNG, TIFF,…
Top 5 phần mềm render tốt nhất
Quá trình render đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế đồ họa, kiến trúc, kỹ thuật, phim ảnh, trò chơi điện tử,… Các phần mềm render là công cụ cần thiết giúp những nhà thiết kế đồ họa tạo ra những hình ảnh, video 3D chân thực và sống động. Top 5 phần mềm render hiện tại được nhiều người tin dùng bao gồm:
1. Unity
Unity là một phần mềm phát triển game 3D và 2D đa nền tảng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, được phát triển bởi Unity Technologies. Công cụ này có thể thích ứng với nhiều thiết bị khác nhau như laptop, PC, di động và máy chơi game.
Với thư viện chứa nhiều công cụ hữu ích, mọi developer đều có thể dễ dàng sử dụng phần mềm này. Một số tựa game nổi tiếng như Among Us, Pokemon Go và Genshin Impact đã được xây dựng bằng phần mềm này.
2. V-Ray
V-Ray của Chaos Group cung cấp công nghệ render tiên tiến và có khả năng tạo ra những hình ảnh chân thực nhất. Nổi tiếng với tính linh hoạt, V-Ray có thể tích hợp với nhiều ứng dụng render khác nhau bao gồm 3ds Max, Sketchup, Rhino, Revit và Unreal. Chất lượng và tốc độ cùng với khả năng kiểm soát mà V-Ray mang lại cho người dùng đã khiến phần mềm này được coi là tiêu chuẩn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.
3. Blender
Blender là một trong những công cụ render mạnh mẽ nhất hiện có và hoàn toàn miễn phí. Phần mềm này sở hữu công cụ render không thiên vị (unbiased) và khả năng render siêu thực tế. Blender cũng sở hữu hàng loạt tính năng và công cụ để thiết kế bất kỳ mô hình nào. Nếu bạn gặp phải bất kỳ sự cố nào khi dùng phần mềm, Blender có một cộng đồng trực tuyến rất năng động sẵn sàng hỗ trợ bạn.
4. Twinmotion
Twinmotion là một phần mềm nhập vai 3D thời gian thực, giúp tạo ra hình ảnh và video VR tiêu chuẩn hoặc 360º chất lượng cao chỉ trong vài giây. Phần mềm được thiết kế để hỗ trợ các chuyên gia kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị và cảnh quan trình bày thiết kế của họ tốt hơn.
Twinmotion sử dụng công nghệ Unreal Engine tiên tiến, cho phép bạn xem và tương tác với mô hình 3D của mình một cách mượt mà và thời gian thực, ngay cả trên máy tính cấu hình thấp. Twinmotion còn cung cấp thư viện vật liệu khổng lồ với hơn 1.000 vật liệu PBR (Physically Based Rendering) chất lượng cao, giúp bạn mô phỏng chính xác các vật liệu thực tế trong thiết kế của mình.
5. Adobe Substance 3D
Adobe Substance 3D là một bộ công cụ toàn diện dành cho sáng tạo nội dung 3D, được phát triển bởi Adobe Systems. Được mệnh danh là “Photoshop dành cho thiết kế 3D”, phần mềm này cung cấp cho người dùng mọi thứ cần thiết để tạo nội dung kỹ thuật số 3D ấn tượng. Thư viện tài nguyên Substance 3D chứa hàng nghìn mô hình 3D và các tài nguyên có sẵn khác mà bạn có thể sử dụng cho dự án của mình.
Khám phá thêm về: RAM là gì? Dung lượng RAM laptop bao nhiêu là đủ?
Tổng kết
Render là một phần quan trọng trong quy trình thiết kế đồ họa, giúp biến đổi các mô hình 3D thành hình ảnh hoặc video chân thực. Với sự phát triển của công nghệ, các phần mềm render ngày càng trở nên mạnh mẽ và dễ sử dụng hơn, giúp cho việc tạo ra những hình ảnh và video 3D chất lượng cao trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hy vọng Web Chuyên Nghiệp đã giúp bạn hiểu được render là gì và biết được một số công cụ render chuyên nghiệp mạnh mẽ. Nếu bổ ích, đừng quên chia sẻ nội dung và chờ đón những bài viết thú vị khác nhé!
Website Chuyên Nghiệp là đơn vị Agency chuyên thiết kế website uy tín chất lượng tại TPHCM. Với đội ngũ chuyên viên IT, Design, SEO gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành Thiết kế website. Truy cập ngay webchuyennghiep.com.vn để biết thêm thông tin