TA trong Marketing là gì đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy bạn đã biết gì về thuật ngữ này chưa? Cùng Website Chuyên Nghiệp chia sẻ những thông tin hữu ích và giải đáp cho câu hỏi từ viết tắt TA có nghĩa là gì trong Marketing nhé.
TA trong Marketing là gì
TA trong Marketing là viết tắt của từ “Target Audience” nghĩa là “đối tượng khách hàng mục tiêu”. Trong chiến lược Marketing, việc xác định đúng và hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Chỉ khi đã biết rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, cần gì và muốn gì, các nhà quản lý Marketing mới có thể tập trung phát triển và triển khai các chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi hay các hoạt động Marketing khác một cách hiệu quả nhất. TA thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, vị trí địa lý, hạng mục sản phẩm, dịch vụ, và nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Đây là nền của mọi quyết định Marketing, từ phương thức tiếp cận cho đến truyền tải thông điệp. Với tư cách là một marketer, mục tiêu của bạn đó là phải luôn tiếp cận những khách có ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng từ doanh nghiệp đúng thời điểm và thông điệp. Tùy thuộc vào từng phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau mà Target Audience sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau.
Tìm hiểu các loại Target Audience (TA) chính
Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm TA trong Marketing là gì thì trong phần nội dung này, Website Chuyên Nghiệp chia sẻ các loại Target Audience chính hiện có. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, mô hình kinh doanh hay từng ngành hàng mà sẽ có những kiểu TA hay đối tượng mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên, dù cho doanh nghiệp hay công ty của bạn có bao nhiêu nhóm Target Audience khác nhau thì mục tiêu cuối cùng là cung cấp những nội dung liên quan và có giá trị nhất đối với các tệp đối tượng khách hàng.
Bạn có thể sẽ cần xem xét các yếu tố dưới đây để có thể biết thêm thông tin trả lời cho câu hỏi TA trong Marketing là gì đó là:
- Demographic Targeting: Đối tượng tiềm năng được chọn dựa trên các yếu tố như tuổi, giới tính, thu nhập, vị trí địa lý và học vấn.
- Psychographic Targeting: Đối tượng tiềm năng được chọn dựa trên các yếu tố như tâm lý, giá trị, sở thích, thái độ và phong cách sống.
- Behavioral Targeting: Đối tượng tiềm năng được chọn dựa trên các hành vi tiêu dùng của họ, bao gồm việc mua sắm trực tuyến, sử dụng dịch vụ, tham gia mạng xã hội, hay theo dõi nội dung trên website, blog hay các kênh truyền thông khác.
- Firmographic Targeting: Đối tượng tiềm năng được chọn dựa trên các thông tin về doanh nghiệp hoặc tổ chức mà họ đại diện, bao gồm kích cỡ, ngành nghề, vị trí địa lý, quy mô và lĩnh vực hoạt động.
- Account-based Targeting: Đối tượng tiềm năng được chọn dựa trên các thông tin về khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng mà công ty muốn hướng đến, bao gồm các yếu tố như giá trị khách hàng, vị trí địa lý, mức độ liên quan đến ngành nghề và các thông tin liên quan khác.
- Contextual Targeting: Đối tượng tiềm năng được chọn dựa trên các yếu tố như chủ đề, nội dung hoặc từ khóa trong các nội dung trên website, bao gồm cả bài viết, trang web và truyền thông xã hội.
- Lookalike Targeting: Đối tượng tiềm năng được chọn dựa trên các đặc điểm tương tự với đối tượng khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tương tự trên thị trường. Các đặc điểm này có thể là tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, hành vi mua sắm và các yếu tố khác.
Cách tìm và kết nối với TA trong Marketing
Bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu của mình thì càng dễ dàng nói theo ngôn ngữ của họ và tiếp cận gần hơn. Các nỗ lực Marketing của doanh nghiệp phải hướng đến những đối tượng khách hàng tiềm năng ngay từ đầu.
Dưới đây là một số phương pháp hữu ích để bạn có thể tìm kiếm, kết nối với Target Audience và phân khúc đối tượng mục tiêu của mình. Cụ thể như sau:
1. Tìm và hiểu Target Audience trong Marketing là gì
Hoạt động đầu tiên bạn cần làm đó là tìm hiểu kỹ lưỡng về Target Audience của mình. Từ việc thực hiện các cuộc khảo sát bên ngoài đến tận dụng chi tiết các thông tin dựa trên dữ liệu có sẵn.
Bạn hãy liệt kê ra tất cả những gì tạo nên một chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu tiêu chuẩn đó là:
- Họ bao nhiêu tuổi?
- Họ là nam hay nữ?
- Họ làm việc ở đâu?
- Họ hay sinh sống ở đâu?
- Thu nhập như thế nào?…
2. Phân khúc đối tượng mục tiêu Target Audience trong Marketing
Sau khi bạn đã biết TA trong Marketing là gì thì bạn cần phân khúc được đối tượng mục tiêu khách hàng tiềm năng. Về bản chất, thì việc phân khúc đối tượng mục tiêu có nghĩa là bạn sẽ xác định và phân chia thị trường dựa trên các tiêu chí cụ thể.
Hoặc các đặc điểm tương tự của khách hàng mục tiêu, những đối tượng này sẽ có những nhu cầu và kỳ vọng tương tự nhau từ những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
3. Tương tác với TA trong Marketing là gì
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình chinh phục đối tượng khách hàng mục tiêu đó là tương tác và giữ chân họ lại với mình. Trong khi bạn có thể hoàn thành xuất sắc việc lựa chọn được những đối tượng mục tiêu tiềm năng nhưng mọi thứ về cơ bản sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thể tương tác và giữ chân họ.
Dù cho TA của bạn là ai và sự tương tác của họ với bạn ở đâu thì nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của bạn đó là không ngừng tìm hiểu và đáp ứng các kỳ vọng của họ. Có thể những đối tượng này sẽ ưu tiên tương tác với các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu hay đơn giản họ chọn thương hiệu có thể hiểu nhiều nhất về họ.
Khi nói đến việc tương tác với đối tượng mục tiêu, bạn cần phải hiểu rằng họ không chỉ cần một sản phẩm hay cần một “người bán” luôn tìm đủ mọi cách để bán hàng cho họ. Thứ mà khách hàng thực sự cần chính là một “người bạn”, người có thể đồng cảm, chia sẻ và hiểu họ muốn gì trong cuộc sống để họ trở nên tốt hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được TA trong Marketing là gì? Nếu bạn còn vấn đề nào thắc mắc cần được giải đáp thì hãy để lại câu hỏi phía dưới phần comment, đội ngũ Admin của Website Chuyên Nghiệp sẽ tư vấn và hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhất.
Bạn đừng quên theo dõi trang chủ chính thức của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày nhé!
Trần Tiến Duy. Sinh ra và lớn lên tại Vũng Tàu. Hiện tại Trần Tiến Duy đang là SEO Manager tại Miko Tech Agency Marketing và Giảng viên Digital Marketing với các khoá học SEO Website tại trường FPT Tp.HCM. Với hơn 5+ năm kinh nghiệm Quản lý đội ngũ nhân sự, training & Đào tạo về SEO/ Content Marketing.