Marketing Intermediaries Là Gì | Phân Loại, Vai Trò

4 Tháng Bảy, 2023

Nếu chỉ có hai chủ thể nhà sản xuất và người tiêu dùng thì bạn sẽ không có cơ hội trải nghiệm tất cả sản phẩm trên thị trường. Do đó, Marketing Intermediaries đã xuất hiện.

Vậy cụ thể Marketing Intermediaries là gì? Đem đến lợi ích gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Website Chuyên Nghiệp sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc này cho bạn trong bài viết sau đây.

Giải thích thuật ngữ Marketing Intermediaries

Giải thích thuật ngữ Marketing Intermediaries
Giải thích thuật ngữ Marketing Intermediaries

Việc sản xuất sản phẩm chất lượng là yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên để sản phẩm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng là điều không dễ dàng. Do đó các doanh nghiệp đang áp dụng Marketing Intermediaries để thực hiện mục tiêu này. Vậy thực chất Marketing Intermediaries là gì?

Marketing Intermediaries hay còn được gọi là trung gian phân phối. Đây là tất cả những cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò cầu nối đưa sản phẩm doanh nghiệp đến người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng bá, truyền thông, tiếp thị, phân phối,…

Phân loại Marketing Intermediaries

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều trung gian phân phối, các kênh này sẽ mang sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng mọi nơi. Vậy các loại Marketing Intermediaries là gì? Sau đây là những trung gian Marketing phổ biến.

1. Đơn vị Marketing

Đơn vị Marketing
Đơn vị Marketing

Đây là các cơ sở, đơn vị Marketing độc lập như các cơ quan nghiên cứu về Marketing, công ty quảng cáo, các hãng truyền thông, báo chí,… Do hoạt động độc lập nên các đơn vị này có tiềm lực về nhân sự cũng như trình độ chuyên môn có thể sánh ngang hoặc hơn bộ phận marketing trong doanh nghiệp.

Khi nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm của mình đến gần với người tiêu dùng sẽ thuê các đơn vị Marketing làm cầu nối. Khi đó, doanh nghiệp phải trả chi phí tương ứng và chia phần trăm lợi nhuận.

2. Nhà bán buôn

Nhà bán buôn
Nhà bán buôn

Nhà bán buôn là các bên trung gian mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn, trữ sản phẩm trong kho và sau đó cung cấp cho các nhà bán lẻ. Hiện các công ty sản xuất quy mô không đáp ứng đủ cơ sở hạ tầng trên phạm vi rộng để đem sản phẩm đến cho khách hàng. Vì thế họ cần đến Marketing Intermediaries – Nhà bán buôn.

Nhà bán buôn sẽ được hưởng mức chênh lệch giữa giá mua từ nhà sản xuất và giá bán ra cho nhà bán lẻ. Mức chênh lệch phải hợp lý, nhà bán buôn sẽ được hưởng phần trăm số lượng sản phẩm mà họ bán ra được từ doanh nghiệp.

3. Nhà phân phối

Nhà phân phối
Nhà phân phối

Nhà phân phối sẽ nhập lượng hàng lớn từ nhà sản xuất để phân phối lại cho đại lý cấp thấp và tìm kiếm những thị trường mới cho sản phẩm. Đơn vị trung gian Marketing này sẽ được doanh nghiệp thuê làm nhà tiếp thị và họ sẽ trả hoa hồng cho nhà phân phối theo tỷ lệ thỏa thuận trước đó.

Bên cạnh đó, nhà sản xuất được xác lập thỏa thuận với nhà phân phối chỉ được quảng bá và bán sản phẩm của công ty. Ví dụ: Nhà phân phối Coca Cola sẽ không phân phối sản phẩm của Pepsi và ngược lại,…

4. Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là những cá nhân hoặc tổ chức tiếp nhận nguồn hàng của nhà sản xuất trực tiếp hoặc thông qua nhà bán buôn. Đây sẽ là điểm cung cấp sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

Ví dụ: Những nhà bán lẻ nổi tiếng tại Việt Nam như Thế giới di động, Vinmart, Coopmart,…

Vai trò của Marketing Intermediaries là gì

Nhiều khách hàng cũng đặt ra câu hỏi vai trò của Marketing Intermediaries là gì? Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Cho nên sự ra đời của các hình thức trung gian phân phối này đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình đưa hàng hóa của nhà sản xuất đến tay khách hàng.

1. Tiết kiệm chi phí phân phối của nhà sản xuất

Tiết kiệm chi phí phân phối của nhà sản xuất
Tiết kiệm chi phí phân phối của nhà sản xuất

Các kênh phân phối trung gian sẽ thay nhà sản xuất làm nhiệm vụ cung cấp cho người tiêu dùng bởi sự linh hoạt và có mặt khắp mọi nơi. Những kênh trung gian này sẽ đảm bảo điều kiện cần thiết bảo vệ sản phẩm khi đến khách hàng cuối cùng.

Nhờ các trung gian thì nhà doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, thời và nguồn lực vào các hoạt động phân phối. Doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều nguồn lực vào quá trình phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới chất lượng và có giá trị hơn.

2. Khai thác thị trường tiềm năng

Khai thác thị trường tiềm năng
Khai thác thị trường tiềm năng

Nhờ có mạng lưới Marketing Intermediaries khắp các khu vực, tỉnh thành giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn. Các kênh trung gian phân phối như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… sẽ có những mối quan hệ, cách thức tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty sản xuất.

3. Chia sẻ những rủi ro với doanh nghiệp sản xuất

Chia sẻ những rủi ro với doanh nghiệp sản xuất
Chia sẻ những rủi ro với doanh nghiệp sản xuất

Các kênh trung gian phân phối sẽ gián tiếp chia sẻ rủi ro hàng hóa với doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể khi mua bán đứt đoạn thì doanh nghiệp không cần lo lắng về đầu ra của sản phẩm và có thêm vốn để thực hiện sản xuất, tái đầu tư.

Lời kết

Thông qua những thông tin trên của Website Chuyên Nghiệp chắc bạn đã hiểu được Marketing Intermediaries là gì rồi phải không. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích và vận dụng vào công việc thực tế để phát triển hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình nhé.