Môi Trường Vĩ Mô Trong Marketing | 5 Nhóm Môi Trường…

26 Tháng Một, 2024

Môi trường vĩ mô trong Marketing được xem là yếu tố quan trọng trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược Marketing nào cho doanh nghiệp, các Marketer cần phải nhìn nhận thị trường, phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô cũng như môi trường vi mô. Có như thế, doanh nghiệp mới đảm bảo một vị thế vững chắc trong lòng khách hàng và trên thị trường.

Vậy môi trường vĩ mô trong Marketing là gì? Hãy cùng Web chuyên nghiệp tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về môi trường vĩ mô trong Marketing

Khái niệm về môi trường vĩ mô trong Marketing
Khái niệm về môi trường vĩ mô trong Marketing

Môi trường marketing vĩ mô trong tiếng Anh là Macro Marketing Environment.

Môi trường marketing vĩ mô đề cập đến tất cả các yếu tố và lực lượng kinh tế, xã hội rộng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến một lĩnh vực hay khu vực cụ thể mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Đây là tập hợp các điều kiện kinh tế như GDP, lạm phát, việc làm, chi tiêu, chính sách tài chính tiền tệ, có sức ảnh hưởng đáng kể đến việc đưa ra các quyết định kinh doanh như chi tiêu, vay mượn, đầu tư, và còn liên quan đến chu kỳ kinh doanh chung.

Môi trường marketing vĩ mô cũng được coi là một yếu tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp, chiến lược và các quyết định kinh doanh. Điều này được thể hiện thông qua việc tác động đến tất cả các yếu tố của môi trường marketing vi mô.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể đếm được tất cả các yếu tố này do chúng rất đa dạng và phức tạp. Môi trường marketing vĩ mô còn mang tính chu kỳ kinh doanh chung và trái ngược với kết quả hoạt động của từng khu vực kinh doanh riêng lẻ.

Đặc điểm của môi trường vĩ mô trong Marketing

Đặc điểm của môi trường vĩ mô trong Marketing
Đặc điểm của môi trường vĩ mô trong Marketing
  • Nằm ngoài sự kiểm soát của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi mua của khách hàng và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp, thậm chí cả những công ty lớn mạnh nhất.
  • Nhà quản trị marketing phải dự đoán và làm cho hoạt động marketing thích ứng với cả cơ hội lẫn sức ép của môi trường vĩ mô.

Phân loại các nhóm trong môi trường Marketing vĩ mô

Phân loại của môi trường vĩ mô trong Marketing
Phân loại của môi trường vĩ mô trong Marketing

Có tổng cộng 6 yếu tố, hay còn gọi là 6 nguồn lực tồn tại trong môi trường vĩ mô, bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học/ dân số học, kinh tế, môi trường tự nhiên, công nghệ, chính trị, văn hóa.

1. Môi trường nhân khẩu học:

Môi trường nhân khẩu học đề cập đến các đặc điểm dân số của một cộng đồng địa phương hoặc quốc gia mà có tác động đến thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Bao gồm các yếu tố như:

  • Vị trí địa lý: Đặc điểm phân bổ địa lý, mật độ dân cư, tỷ lệ dân cư thành thị – nông thôn, tỷ lệ nhập cư – xuất cư…
  • Dân cư: Độ tuổi, giới tính, giáo dục, tôn giáo, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh – tử…. Nhân khẩu học: Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất mà mọi nhà quản trị marketing cần quan tâm, bởi nó tạo ra các khách hàng cho doanh nghiệp và cung cấp cơ sở để định hướng tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá nhân khẩu học là bước đầu tiên và cốt lõi trong chiến lược marketing của một tổ chức.

Ví dụ: Xét yếu tố mức thu nhập thuộc đặc điểm dân cư trong nhân khẩu học:

  • Nghiên cứu mức thu nhập trung bình của dân cư mỗi quốc gia giúp các doanh nghiệp nước ngoài quyết định có nên xâm nhập vào thị trường mới hay không.
  • Chẳng hạn, những thương hiệu xe sang như Mercedes, Audi hay BMW sẽ hướng tới nước có nguồn thu nhập cao.

2. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế trong marketing bao gồm các yếu tố về chỉ số của nền kinh tế như:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu
  • Chỉ số lạm phát
  • Tình trạng thất nghiệp
  • Lãi suất ngân hàng
  • Tốc độ đầu tư
  • Cơ cấu chi tiêu
  • Sự phân hóa thu nhập

Nghiên cứu nền kinh tế trong hoạt động marketing giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy trước các yếu tố về kinh tế trong môi trường hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Đối với người tiêu dùng ở hai miền tổ quốc Việt Nam có tỷ lệ phân chia thu nhập khác nhau:

  • Người miền Bắc chi tiêu cần cân nhắc hơn vì mục tiêu tiết kiệm lâu dài
  • Người miền Nam sử dụng tỷ lệ lớn thu nhập của mình dành cho chi tiêu hàng ngày.

Nghiên cứu yếu tố này giúp doanh nghiệp có những chiến lược để hỗ trợ quyết định đặt giá trong marketing.

3. Môi trường kinh tế – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội là các giá trị, quan niệm hay niềm tin của dân cư về văn hóa – xã hội được đa số mọi người sống trong môi trường đó đều hướng tới. Một số yếu tố như:

  • Xu hướng tiêu dùng
  • Mức độ thỏa mãn mua hàng
  • Xu hướng tiêu dùng sản phẩm tự nhiên…
  • Các giá trị văn hóa – xã hội giữa các quốc gia dân tộc, giữa các nhóm người khác nhau cũng rất khác nhau nên phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành hoạt động truyền thông, tiếp thị của doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước có tính kỷ luật cao, đặc biệt là thói quen đúng giờ đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người.
  • Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Nhật Bản, đặc biệt là dịch vụ vận tải, thì hết sức phải lưu ý điều này để nâng cao trải nghiệm người dùng và khẳng định uy tín thương hiệu.

4. Môi trường tự nhiên

Ngoài con người và kinh tế, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần quan tâm đến môi trường địa lý tự nhiên từ môi trường xung quanh. Các yếu tố trong môi trường tự nhiên mà nhà quản trị marketing có thể nghiên cứu như:

  • Thời tiết, khí hậu
  • Thổ nhưỡng, địa lý
  • Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng, nông sản, hải sản…)
  • Các nguồn nhiên liệu (dầu mỏ, than đá, khoáng sản…)
  • Những yếu tố tự nhiên đang ngày càng được cả nhân loại quan tâm và cũng góp phần quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định marketing của doanh nghiệp tại một vùng lãnh thổ, địa bàn nào đó.

Môi trường tự nhiên trong marketing

Ví dụ:

  • Ngày nay nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề các nguồn nguyên liệu không thể tái tạo dần cạn kiệt, đồng nghĩa với nguy cơ đối với các nhà kinh doanh nguyên liệu đó càng lớn.
  • Như xăng dầu dần khan hiếm, khiến giá cả chúng tăng chóng mặt, đó cũng là lúc con người tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

5. Môi trường công nghệ

Khi bước chân vào đầu tư ở bất kỳ một lĩnh vực gì, một doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố thuộc môi trường công nghệ như:

  • Mức độ phổ biến
  • Trình độ sử dụng
  • Khả năng áp dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh…

Vì công nghệ ngày nay là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhờ đó giúp doanh nghiệp tạo dựng được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường tiêu thụ, đồng thời cũng giúp các nhà marketer có những phương pháp thực hiện truyền thông phù hợp.

Ví dụ: Công nghệ ra đời và phát triển nhanh chóng như hiện nay khiến các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, thay đổi và cải tiến công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng thì mới có thể tiếp tục tồn tại và tiến bước trên thị trường.

6. Môi trường chính trị trong pháp luật

Môi trường chính trị – pháp luật bao gồm các yếu tố:

  • Hành động, luật pháp của chính phủ
  • Các chính sách công
  • Các hiệp định thương mại giữa các tổ chức, quốc gia
  • Hàng rào thuế quan, mậu dịch

Việc quản lý mối quan hệ với môi trường chính trị-pháp luật là điều cần thiết đối với các nhà quản lý và nhà tiếp thị doanh nghiệp, vì nó giúp họ hiểu rõ các quy định pháp lý và tránh vi phạm, đồng thời đánh giá được tác động của các chính sách và hành động của chính phủ đến hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Ví dụ:Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết với luật định cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giày dép may mặc Việt Nam nâng cao sản lượng xuất khẩu của mình.

Ví dụ thực tế về môi trường vĩ mô trong Marketing

1. Ảnh hưởng về Covid 19

Ảnh hưởng về Covid 19
Ảnh hưởng về Covid 19

Đại dịch Covid-19 là một ví dụ sống động về sự ảnh hưởng của môi trường Marketing vĩ mô. Đại dịch đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến mọi ngành sản xuất kinh doanh.

Các quốc gia đóng cửa biên giới, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và hàng hóa không thể được lưu thông. Sản xuất bị đình trệ khi các nhà máy ngừng hoạt động, công nhân không đi làm, và hàng loạt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch phá sản.

Tuy nhiên, đại dịch cũng tạo ra những cơ hội mới, khi mọi người bắt đầu làm việc online. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây đã tận dụng cơ hội này để phát triển thị trường của mình.

Đối với các doanh nghiệp, việc nghiên cứu môi trường Marketing vĩ mô giúp họ có tầm nhìn dài hạn, giúp lựa chọn chiến lược kinh doanh, chọn thị trường mục tiêu, đầu tư và phát triển sản phẩm mới. Nó cũng giúp đánh giá tác động của môi trường chính trị-pháp luật đến hoạt động của công ty và đưa ra các giải pháp đúng đắn để tránh vi phạm.

2. Coca-Cola

Từ một thương hiệu của Mỹ với xuất phát điểm khiêm tốn, những ngày đầu chập chững bước ra thị trường, Coca-Cola đã vấp phải vô vàn khó khăn để khẳng định tên tuổi trong lòng người tiêu dùng. Nhận thức được điều này, Coca-Cola đã chủ động sử dụng hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng để quảng bá sản phẩm.

Năm 1985, Coca-Cola phiên bản đặc biệt đã được đưa ra ngoài vũ trụ và sử dụng bởi các phi hành gia. Năm 1990, Coca-Cola tạo một bước ngoặt khi sử dụng poster có hình ảnh người nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ Hilda Clark) trong các ấn phẩm quảng cáo.

Bên cạnh đó, nhiều lần Coca-Cola đã mạnh dạn chi một nguồn kinh phí lớn để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quảng cáo. Nhờ đó, các sản phẩm quảng cáo của Coca-Cola ghi dấu ấn mạnh mẽ và thu hút đông đảo người xem. Để rồi, khi nhắc đến Coca-Cola, người ta nghĩ ngay về những chiến dịch truyền thông Marketing với ý tưởng ấn tượng, trẻ trung và vô cùng đột phá.

Không thể không kể đến “Share A Coke” (Viết tên mình lên vỏ lon). Chiến dịch Marketing đình đám này của Coca-Cola tạo nên “cơn sốt” khắp hành tinh, không ngoại trừ Việt Nam. Có đến 150 cái tên phổ biến nhất đã được in lên vỏ ngoài, tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ tới các nhà sưu tập lẫn người tiêu dùng phổ thông.

Khi môi trường công nghệ tạo ra những đổi mới vượt bậc, nguồn lực lớn mang đến cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp, Coca-Cola đã biết cách tận dụng điều này vô cùng thành công.

Có thể thấy, thương hiệu này đã đạt được những thành công ấn tượng trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Đặc biệt, Coca-Cola có số lượng người theo dõi khổng lồ trên mạng xã hội và được mệnh danh là “bậc thầy” của những chiến dịch quảng bá truyền cảm hứng đỉnh cao.

3. Kodak

Dòng máy ảnh Kodak
Dòng máy ảnh Kodak

Như bạn đã biết, Kodak là một nhà sản xuất máy ảnh chụp bằng phim nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của “làn sóng” máy ảnh kỹ thuật số đã làm thay đổi tất cả. Chính Kodak cũng không nhận thấy được tiềm năng của những chiếc máy này. Và thế là, họ vẫn tiếp tục lựa chọn trung thành với máy chụp ảnh bằng phim. Chính sai lầm này đã đưa Kodak rơi vào tình trạng “đóng băng”, mất đi một thị phần rất lớn rơi vào các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc như Canon, Fuji,…

4. Yahoo

Hay câu chuyện về sự ra đi tiếc nuối của “ông hoàng” công nghệ thông tin một thời. Vào những năm 2000, Yahoo được xếp vào hàng những ứng dụng đình đám hàng đầu thế giới với số lượng người dùng cực khủng. Tuy nhiên, sự ra đời của điện thoại thông minh đã lật ngược tình thế, thay đổi tất cả. Chính vì chậm chạp trong việc chuyển đổi công nghệ, tiếp cận xu hướng, Yahoo đã không thể giữa được vị thế của mình trên thị trường. Và rồi, hàng loạt công ty công nghệ đỉnh cao như Facebook, Google đã ra đời.

Trên đây là thông tin về “môi trường vĩ mô là gì” và các ví dụ thực tế về môi trường vĩ mô trong Marketing. Thông qua những phân tích về môi trường Marketing, doanh nghiệp nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội, thách thức, từ đó đưa ra được chiến lược Marketing đúng đắn, phù hợp trong từng thời điểm.

Tổng hợp 5 sự khác biệt giữa môi trường vi mô và vĩ mô trong Marketing

Để tránh tình trạng chưa phân biệt được môi trường vi mô và vĩ mô trong Marketing, bạn hãy tham khảo ngay top 5 sự khác biệt giữa hai môi trường này như sau:

  Môi trường vi mô Môi trường vĩ mô
Yếu tố cấu tạo Các đối tượng trong hoặc liên quan đến doanh nghiệp (khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh…) Các đối tượng bên ngoài công ty (kinh tế, văn hoá – xã hội, chính trị…)
Phạm vi tác động Trực tiếp với công ty (Môi trường nội bộ doanh nghiệp) Các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành (Môi trường ngành)
Công cụ phân tích Mô hình SWOT Mô hình PEST hoặc PESTLE
Tính kiểm soát của doanh nghiệp Một phần hoặc hoàn toàn Không thể kiểm soát
Ứng dụng Giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp Mang đến những cơ hội hoặc thách thức trong hoạt động của doanh nghiệp

Lời kết

Chúc mừng bạn đã có những kiến thức quý giá về môi trường vĩ mô trong marketing! Với sự thấu hiểu về các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và công nghệ, bạn sẽ có thể xây dựng chiến lược marketing thành công và phù hợp với môi trường xung quanh. Hãy áp dụng những kiến thức này vào kinh doanh của bạn để đạt được thành công bền vững. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website của chúng tôi và hy vọng bạn sẽ tiếp tục đón nhận những kiến thức bổ ích khác từ chúng tôi!