Slogan Là Gì? Những Yếu Tố Làm Nên Slogan Ấn Tượng

2 Tháng năm, 2024

Một slogan xuất sắc có thể truyền tải thông điệp hoặc giá trị cốt lõi của thương hiệu một cách ngắn gọn, thu hút sự chú ý của khách hàng. Trong bài viết này, Web Chuyên Nghiệp sẽ giới thiệu khái niệm slogan là gì, vai trò của slogan và cách để tạo ra những slogan ấn tượng khiến người xem không thể quên.

Slogan là gì?

Slogan (Khẩu hiệu) là một câu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và mang tính truyền tải thông điệp cốt lõi của thương hiệu.

Slogan thường được sử dụng trong các hoạt động marketing, quảng cáo và truyền thông để giúp thương hiệu tạo dựng ấn tượng mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Slogan thường xuất hiện kèm với logo và các hoạt động quảng cáo để xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và độc đáo cho thương hiệu.

slogan là gì
Slogan là gì?

Tầm quan trọng của slogan với thương hiệu

Các slogan hay thường dễ nhớ và truyền tải cảm xúc tích cực về một thương hiệu cụ thể. Slogan có thể giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và công chúng bằng cách nói cho công chúng biết công ty đại diện cho điều gì và họ cung cấp gì. Nhờ đó, chúng đóng góp vào việc bảo đảm doanh số bán hàng cho công ty.

Những vai trò chính của slogan bao gồm:

Truyền tải thông điệp rõ ràng

Slogan là những tuyên bố ngắn gọn và đơn giản mà hầu như ai cũng có thể nhớ được. Khẩu hiệu hướng đến khách hàng ở mọi trình độ học vấn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để truyền tải thông điệp. Thông qua slogan, thương hiệu có thể giới thiệu bản thân và những gì họ mang lại cho khách hàng. Các thương hiệu và doanh nghiệp có thể sử dụng những khẩu hiệu để quảng bá cho một sản phẩm mới ra mắt.

Cải thiện độ nhận biết thương hiệu (Brand Recognition)

Cùng với logo, khẩu hiệu của doanh nghiệp là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, giúp sản phẩm hoặc dịch vụ dễ nhận biết hơn với khách hàng. Slogan đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ nhận biết thương hiệu bằng cách xuất hiện lặp đi lặp lại trong các chiến dịch quảng cáo. Slogan cũng có thể xuất hiện trên logo, bao bì sản phẩm, website, v.v.

câu slogan là gì
Slogan có thể giúp tăng cường độ nhận diện của thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Bộ nhận diện thương hiệu là tất cả các yếu tố tạo nên hình ảnh thương hiệu, giúp khách hàng nhận biết và phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố thuộc về bộ nhận diện thương hiệu bao gồm logo, màu sắc chủ đạo, font chữ, slogan, tagline và một số yếu tố khác. Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có hình ảnh nhất quán trong mắt khách hàng tiềm năng và công chúng.

Phân biệt slogan và tagline

Để hiểu hơn về slogan là gì thì cùng điểm qua sự khác nhau của slogan và tagline. Mặc dù phần lớn mọi người sử dụng tagline như slogan nhưng giữa chúng vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Mục đích

Slogan tập trung vào việc hỗ trợ các hoạt động marketing nhằm cải thiện doanh số bán hàng. Trong khi đó, tagline là một câu ngắn gọn, dễ nhớ được sử dụng trong quảng cáo nhằm phản ánh chiến lược marketing của công ty. Tagline tập trung vào quan hệ công chúng, nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu tổng thể.

Nói cách khác, khẩu hiệu trực tiếp nói về những gì công ty cung cấp hoặc sứ mệnh của công ty. Tagline mặt khác gợi lên cảm xúc hoặc ấn tượng tổng thể về thương hiệu, cung cấp lý do khách hàng nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.

slogan là j
Tagline của Honda “The Power of Dreams”

Độ dài

Cả hai cụm từ đều ngắn gọn và dễ đọc, nhưng slogan thường dài hơn tagline. Tagline thường có độ dài khoảng 7 từ, trong khi đó slogan thường dài khoảng 9 – 10 từ. Bởi vì slogan được xây dựng để trình bày sứ mệnh của thương hiệu, bạn có thể cần nhiều từ ngữ hơn để diễn tả nội dung.

Thời hạn sử dụng

Các công ty thường sử dụng slogan cho một sản phẩm hoặc chiến dịch quảng cáo cụ thể. Với nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau, các công ty có thể sử dụng các khẩu hiệu khác nhau.

Ngược lại, tagline hiếm khi thay đổi theo thời gian vì chúng đại diện cho toàn bộ thương hiệu.

Giai đoạn phát triển

Thông thường, tagline được tạo ra trong giai đoạn đầu của quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu hoặc khi công ty tái định vị thương hiệu. Trong khi đó, slogan được tạo ra khi các công ty khởi chạy các chiến dịch marketing. Với mỗi chiến dịch marketing, thương hiệu có thể sử dụng một slogan riêng để tập trung vào một tệp khách hàng hoặc một khía cạnh cụ thể nào đó.

slogan có nghĩa là gì
Tagline ít khi thay đổi

Những yếu tố làm nên slogan ấn tượng

Một slogan ấn tượng sẽ giúp khách hàng tiềm năng nhớ đến bạn lâu hơn. Vậy đâu là những yếu tố làm nên một slogan chất lượng?

Tập trung vào giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc và niềm tin cơ bản mà doanh nghiệp hoạt động. Việc tập trung vào giá trị cốt lõi trong slogan giúp đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều nhất quán và hướng đến mục tiêu chung. Một slogan tập trung vào giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

Ngắn gọn và dễ nhớ

Slogan nên ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ để khách hàng tiềm năng có thể nhớ được slogan của bạn sau một vài lần nghe qua. Khách hàng thường tiếp xúc với rất nhiều thông tin mỗi ngày. Do đó, một slogan ngắn gọn và dễ nhớ sẽ giúp họ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ thông điệp thương hiệu. Một slogan ngắn gọn cũng dễ dàng được sử dụng trong các hoạt động như quảng cáo, PR hoặc in trên bao bì sản phẩm,…

Khám phá thêm về: 10+ Slogan Của Coca Cola Kinh Điển Theo Năm Tháng

slogan
Slogan thường ngắn gọn và dễ nhớ

Sáng tạo

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cao như hiện nay, khẩu hiệu sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông. Hãy sử dụng ngôn ngữ sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ ghi nhớ slogan của bạn. Bạn có thể sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, chơi chữ,… để slogan trở nên độc đáo hơn.

Hiểu rõ thương hiệu

Đây được cho là điều quan trọng nhất khi sáng tạo slogan. Bạn phải hiểu được điểm bán hàng độc đáo (Unique Selling Point) của công ty là gì để viết được một slogan hấp dẫn. Như đã đề cập ở trên, slogan là câu nói ngắn gọn, súc tích thể hiện bản chất và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Do đó, nếu bạn không hiểu rõ doanh nghiệp, bạn sẽ khó mà truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu những slogan nào không hoạt động hiệu quả và những slogan nào sẽ thành công hoặc có thể cải thiện. Bạn có thể học tập từ thất bại của đối thủ nhưng khẩu hiệu của bạn phải độc lập và nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng cụ thể. Nếu slogan của bạn có sự tương đồng với đối thủ, khẩu hiệu đó có thể gây hại cho bạn.

nghiên cứu đối thủ
Bạn có thể học được nhiều từ đối thủ cạnh tranh

Slogan của một số thương hiệu nổi tiếng

Slogan thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo của các thương hiệu và tập trung vào việc truyền tải một thông điệp cụ thể. Một số khẩu hiệu nổi tiếng của các thương hiệu Việt có thể kể đến như:

Biti’s – “Đi để trở về”

Slogan “Biti’s – Đi để trở về” được ra mắt vào năm 2017 và nhanh chóng trở thành một trong những slogan ấn tượng nhất của thương hiệu giày dép Việt Nam Biti’s. Mỗi hành trình “đi” đều có một điểm đến “trở về”, nơi mang đến cho chúng ta cảm giác ấm áp và hạnh phúc. Slogan này đã chạm đến trái tim của nhiều người, đặc biệt là những người con xa quê đang trên hành trình chinh phục ước mơ.

Biti’s đang hướng đến hình ảnh một thương hiệu trẻ trung, năng động và truyền cảm hứng, đồng hành cùng giới trẻ Việt Nam trên hành trình khám phá bản thân và chinh phục ước mơ. Slogan “Biti’s – Đi để trở về” rất phù hợp với chiến lược phát triển của Biti’s – hướng đến nhóm đối tượng chính là giới trẻ với dòng sản phẩm Biti’s Hunter cá tính, phong cách.

đi để trở về
Series “Đi để trở về” của Biti’s thu hút nhiều bạn trẻ

Mirinda – “Tết Mirinda, tết cười thả ga”

Slogan “Tết Mirinda, Tết cười thả ga” được sử dụng bởi thương hiệu nước giải khát Mirinda trong các chiến dịch quảng cáo Tết những năm gần đây. Gắn liền với câu chuyện “Chuyện cũ bỏ qua”, Mirinda tập trung vào thông điệp tích cực khuyến khích mọi người gìn giữ bầu không khí vui tươi để chào đón năm mới. Slogan ngắn gọn và có sự chơi chữ khi lặp lại chữ “Tết” ở hai vế và đồng âm “Mirinda” – “thả ga”.

tết mirinda
Slogan quảng cáo Tết của Mirinda

Vinamilk – “Bò vui thật, sữa ngon thật”

Chiến dịch “Bò vui thật, sữa ngon thật” đã khẳng định vị thế dẫn đầu của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam và thể hiện được khía cạnh nhân văn của thương hiệu. Khẩu hiệu “Bò vui thật, sữa ngon thật” thể hiện sự quan tâm của Vinamilk đến sức khỏe của bò trong quá trình lấy sữa. Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, Vinamilk còn khẳng định bò luôn được chăm sóc chu đáo và cẩn thận.

Tổng kết

Một slogan ấn tượng có thể giúp thương hiệu của bạn nổi bật giữa vô số đối thủ cạnh tranh và tạo dựng vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo ra slogan ấn tượng là việc khá khó khăn và đòi hỏi nhiều tâm tư.

Bài viết trên của Web Chuyên Nghiệp đã giúp bạn hiểu được slogan là gì cũng như những yếu tố cần có của một slogan chất lượng. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu hữu ích và chờ đón những nội dung mới nhé!