Quan hệ công chúng là gì? Cơ hội việc làm và kỹ năng cần thiết

8 Tháng Tư, 2024

Quan hệ công chúng là gì? Quan hệ công chúng được xem như một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và công chúng. Trong bài viết sau, Web Chuyên Nghiệp sẽ giới thiệu cho bạn quan hệ công chúng là ngành gì và những cơ hội việc làm của ngành này trong thực tế.

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là một lĩnh vực truyền thông chuyên nghiên cứu và áp dụng các phương pháp để tạo ra và duy trì hình ảnh tích cực cho tổ chức, cá nhân trước công chúng.
Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng là gì?

Mục tiêu của quan hệ công chúng là giành được sự tín nhiệm và ủng hộ của công chúng. Các hoạt động thuộc phạm vi của quan hệ công chúng bao gồm tạo và phân phối các thông điệp truyền thông, tổ chức sự kiện hoặc hội thảo, xây dựng mối quan hệ với truyền thông và đối tác, xử lý khủng hoảng truyền thông cũng như thực hiện các chiến lược quảng bá và tuyên truyền cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về khái niệm: Người Của Công Chúng Là Gì | Bí Quyết Trở Thành Siêu Sao

Học quan hệ công chúng ra làm gì? Cơ hội việc làm trong ngành

PR chúng đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng, duy trì và nâng cao hình ảnh và danh tiếng của một tổ chức hoặc cá nhân. Vậy quan hệ công chúng ra trường làm gì? Trong ngành này, có nhiều vị trí việc làm đa dạng, từ công việc trực tiếp liên quan đến quan hệ công chúng đến các công việc hỗ trợ và quản lý chiến lược.

Khi học quan hệ công chúng, bạn có thể làm việc tại các vị trí công việc như:

quan hệ công chúng làm nghề gì
Học quan hệ công chúng làm nghề gì?

Chuyên viên quan hệ công chúng (Publicist)

Publicist (hay còn gọi là chuyên viên PR) là người chuyên thực hiện các hoạt động truyền thông và quảng bá cho một cá nhân, tổ chức hoặc thương hiệu. Họ có trách nhiệm xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực cho khách hàng của mình, đồng thời tạo ra sự nhận thức và quan tâm của công chúng đối với họ. Những công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của chuyên viên PR bao gồm:

  • Phân tích thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và xu hướng truyền thông
  • Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp để truyền tải thông điệp đến công chúng
  • Viết bài báo cáo, thông cáo báo chí, bài đăng trên mạng xã hội và các tài liệu PR khác
  • Tổ chức các sự kiện PR như họp báo, hội thảo, chương trình thiện nguyện, v.v
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan như báo chí, nhà đầu tư, khách hàng, v.v
  • Giải đáp các thắc mắc và khiếu nại của công chúng
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả.
chuyên viên quan hệ công chúng
Chuyên viên PR có nhiệm vụ xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu

Chuyên viên truyền thông (Communication Specialist)

Nhiệm vụ của các chuyên viên truyền thông là tăng cường nhận thức của công chúng về sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty. Họ có thể làm việc cùng nhóm marketing, nhóm bán hàng và quan hệ công chúng để phát triển các chiến lược giúp xây dựng và quảng bá uy tín thương hiệu trong các thị trường tiêu dùng.

Cả chuyên viên PR và chuyên viên truyền thông đều làm nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý thông tin và giao tiếp với công chúng. Tuy nhiên, chuyên viên truyền thông tập trung vào các chiến lược truyền thông tổng thể cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chuyên viên PR tập trung vào việc quảng bá hoặc xây dựng hình ảnh cho một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một sự kiện cụ thể.

quan hệ công chúng là ngành gì
Chuyên viên truyền thông chịu trách nhiệm lên chiến lược truyền thông tổng thể

Một số công việc của các chuyên viên truyền thông là:

  • Điều phối các hoạt động truyền thông và quảng cáo sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh
  • Truyền đạt các quy trình, chiến lược và kết quả với ban giám đốc và các bên liên quan
  • Soạn và công bố thông cáo báo chí
  • Điều phối các sự kiện xuất hiện trước công chúng của lãnh đạo công ty
  • Lên kế hoạch các chiến dịch truyền thông và quảng cáo
  • Đo lường hiệu quả của các chiến lược chiến dịch và cải thiện nếu cần thiết
  • Quản lý các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp và duy trì hình ảnh tích cực trên các nền tảng này
  • Cung cấp thông tin cho các phòng ban, ban giám đốc, cổ đông và công chúng về những tin tức cập nhật của công ty.

Điều phối sự kiện (Event Coordinator)

Event Coordinator (hay còn gọi là Điều phối viên tổ chức sự kiện) là người chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch, thực hiện và giám sát tất cả các khía cạnh của một sự kiện. Họ cần đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và thành công, đáp ứng mục tiêu và mong muốn của ban tổ chức. Những nhiệm vụ quan trọng nhất của một điều phối sự kiện là:

  • Xác định mục tiêu và ngân sách cho sự kiện
  • Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện
  • Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ (như catering, âm thanh, ánh sáng, v.v.)
  • Lên kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục của sự kiện (như chương trình, kịch bản, thời gian, v.v.)
  • Giám sát và điều phối các hoạt động trong ngày diễn ra sự kiện
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng và hiệu quả để không gây ảnh hưởng đến sự kiện.
học ngành quan hệ công chúng ra làm gì
Event Coordinator đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi

Chuyên viên PR nội bộ

Chuyên viên PR nội bộ chịu trách nhiệm quản lý và thúc đẩy giao tiếp nội bộ trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Họ là người trung gian giữa lãnh đạo và nhân viên, duy trì mối quan hệ tích cực giữa các nhân viên với ban lãnh đạo thông qua việc cung cấp thông tin và tạo ra môi trường giao tiếp hiệu quả.

Công việc của chuyên viên PR nội bộ bao gồm:

  • Xác định mục tiêu và thông điệp truyền thông phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
  • Lựa chọn kênh truyền thông nội bộ phù hợp như email, intranet, mạng xã hội nội bộ, bảng tin, v.v
  • Tổ chức các hoạt động giao tiếp nội bộ như họp báo nội bộ, hội thảo, khảo sát, v.v
  • Xử lý các vấn đề truyền thông nội bộ một cách hiệu quả
  • Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp tích cực và cởi mở
  • Hỗ trợ các phòng ban khác trong việc truyền thông nội bộ về các hoạt động, chương trình, sự kiện của họ
  • Quản lý và cập nhật các kênh truyền thông trong nội bộ tổ chức, doanh nghiệp.
ngành quan hệ công chúng ra làm gì
Chuyên viên PR nội bộ đảm bảo truyền thông trong nội bộ tổ chức diễn ra tích cực

Chuyên viên account

Trong ngành PR, một chuyên viên account thường được gọi là “Account Executive” hoặc cao hơn là “Account Manager”. Vị trí này tập trung vào việc quản lý mối quan hệ với khách hàng, tương tác với họ và đảm bảo rằng team nội bộ hiểu được các yêu cầu của khách hàng và thực hiện một cách chuyên nghiệp.

Chuyên viên account trong lĩnh vực PR có các nhiệm vụ như:

  • Liên lạc và tương tác thường xuyên với khách hàng để hiểu các yêu cầu của họ
  • Đàm phán hợp đồng
  • Tư vấn và đề xuất phương án phù hợp cho khách hàng
  • Phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo dự án được triển khai hiệu quả
  • Lập kế hoạch và triển khai các dự án cho khách hàng
  • Theo dõi và báo cáo về tiến độ của dự án đối với khách hàng
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng sau khi ký kết hợp đồng.

Khám phá thêm về: Account Intern Là Gì | Có Phải Vị Trí Hấp Dẫn Để Theo Đuổi

quan hệ công chúng là làm gì
Chuyên viên account giúp dự án được triển khai hiệu quả

Kỹ năng làm việc cần có trong ngành Quan hệ công chúng

Để hiểu hơn khái niệm quan hệ công chúng là gì, cùng tìm hiểu 7 kỹ năng mà một chuyên viên PR cần có. Ngành Quan hệ công chúng đòi hỏi một bộ kỹ năng đa dạng để thành công trong việc duy trì và nâng cao danh tiếng của một doanh nghiệp. Nhìn chung, có 7 kỹ năng quan trọng mà bạn cần trau dồi để thực hiện công việc của mình tốt hơn như sau, là:

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong ngành Quan hệ công chúng. Bạn phải có khả năng truyền đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và là một người biết lắng nghe. Là một chuyên viên PR, bạn cũng cần phải nhạy bén để phát hiện được những sự thay đổi về cảm xúc trong quá trình giao tiếp. Ngoài ra, bạn cũng không thể để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến quá trình tương tác.

2. Kỹ năng viết lách

Kỹ năng viết lách là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà chuyên viên PR cần có. Chuyên viên PR thường xuyên phải viết các thông cáo báo chí, bài báo, bài blog, nội dung website, mạng xã hội, v.v. để truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp đến công chúng. Khả năng viết tốt giúp chuyên viên PR trình bày thông tin một cách rõ ràng, súc tích và thu hút sự chú ý của người đọc.

quan hệ công chúng làm gì
Kỹ năng viết lách là cần thiết vì chuyên viên PR cần truyền đạt thông tin tốt

3. Hiểu biết về social media

Mạng xã hội đã định nghĩa lại cách thức giao tiếp giữa các chuyên gia PR và đối tượng mục tiêu. Hiểu biết về mạng xã hội ở đây nghĩa là các chuyên viên PR cần nắm rõ cách sử dụng mạng xã hội để thể hiện cá tính của thương hiệu. Chuyên viên PR cần biết cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và nội dung phù hợp trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau để truyền tải đúng thông điệp.

Mỗi nền tảng mạng xã hội có một nhóm người dùng và phong cách giao tiếp riêng biệt. Ví dụ, LinkedIn tập trung vào môi trường chuyên nghiệp, trong khi Instagram thiên về hình ảnh. Các chuyên viên PR cần hiểu những khác biệt này để lựa chọn những nền tảng phù hợp với thương hiệu và xây dựng nội dung hấp dẫn với người dùng trên các nền tảng này.

quan hệ công chúng ra làm gì
Mỗi nền tảng mạng xã hội có những đặc điểm riêng

4. Hiểu biết về truyền thông đa phương tiện

Hiểu biết sâu rộng về truyền thông đa phương tiện là rất cần thiết để trình bày và truyền tải thông điệp trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay. Là một chuyên viên quan hệ công chúng, bạn cần có kiến thức cơ bản về cách sử dụng các phương tiện truyền thông.

Bạn có thể không phải là một blogger nhưng biết cách đăng bài blog sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Ngoài ra, hiểu biết cơ bản về Photoshop, YouTube, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) có thể giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá và có được nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.

quan hệ công chúng làm nghề gì
Hiểu biết về các lĩnh vực khác giúp bạn có nhiều cơ hội làm việc

5. Khả năng sáng tạo

Không chỉ các nghệ sĩ mà các chuyên viên PR cũng cần có khả năng sáng tạo. Chuyên viên PR cần liên tục sáng tạo ra những chiến dịch mới để thu hút sự chú ý của công chúng và đạt được mục tiêu của tổ chức. Nếu bạn có khả năng sáng tạo để triển khai những ý tưởng mới mẻ, bạn có thể giúp doanh nghiệp duy trì danh tiếng trong ngành và có được nhiều khách hàng hơn.

6. Tỉ mỉ

Sự tỉ mỉ và cẩn thận là một trong những kỹ năng quan trọng nếu muốn phát triển sự nghiệp trong ngành quan hệ công chúng. Các chuyên viên truyền thông có thể cần đăng tải các thông cáo báo chí hoặc các nội dung trực tuyến khác. Việc tạo ra một văn bản không có lỗi là rất quan trọng. Hãy nhớ rằng những sai sót dù là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến độ uy tín của doanh nghiệp.

kỹ năng cần thiết ngành quan hệ công chúng
Chuyên viên PR cần có sự tỉ mỉ và cẩn trọng

7. Trung thực

Những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông cần phải có uy tín cao. Họ phải có phong cách làm việc trung thực, thẳng thắn để xây dựng uy tín và lòng tin với các bên liên quan như công chúng, nhà báo hoặc đối tác. Thay vì tìm cách lừa dối hoặc lấp liếm sự thật, việc nói ra sự thật và cam kết với công chúng sẽ giúp doanh nghiệp được đánh giá cao hơn.

Tìm hiểu thêm vị trí nghề nghiệp khác tại: Copywriting Là Gì? Copywriter Là Gì? 5 Kỹ Năng Cần Có

Học ngành Quan hệ công chúng ở đâu?

Bạn có thể học ngành Quan hệ công chúng (PR) tại nhiều trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Một số đơn vị giảng dạy ngành Quan hệ công chúng uy tín được nhiều người tin tưởng có thể kể đến:

  • Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội: Đây là một trong những trường đại học đầu tiên nghiên cứu và giảng dạy ngành Quan hệ công chúng tại Việt Nam. Không chỉ có cơ hội học tập từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và chương trình đào tạo chuyên sâu, sinh viên còn có cơ hội được thực tập tại các cơ quan và tổ chức uy tín.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi chuyên đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Chương trình đào tạo chú trọng thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và có nhiều chương trình trao đổi hấp dẫn.
  • Đại học RMIT Việt Nam: Đại học RMIT là một trong những đơn vị đào tạo ngành Quan hệ công chúng uy tín tại Việt Nam. Với các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, chú trọng vào tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề, sinh viên được trang bị đầy đủ kỹ năng để làm việc tại các tổ chức quốc tế và tập đoàn đa quốc gia.
  • Đại học FPT: Chương trình đào tạo Quan hệ công chúng của trường Đại học FPT là chương trình tiên phong tại Việt Nam tích hợp AI và các công nghệ hiện đại. Ngoài ra, sinh viên cũng có cơ hội thực tập tại các đơn vị truyền thông như Cát Tiên Sa, Điền Quân, HTV,…
  • Đại học Văn Lang: Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, chương trình đào tạo Quan hệ công chúng của Đại học Văn Lang giúp sinh viên có khả năng thích nghi với thực tế. Ngoài ra, nhờ chương trình có tính ứng dụng cao, sinh viên cũng có khả năng xử lý khủng hoảng truyền thông và điều tra dư luận tốt.

Tổng kết

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, ngành Quan hệ công chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín cho các tổ chức, doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết của Web Chuyên Nghiệp đã giúp bạn hiểu được ngành quan hệ công chúng là gì và giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nếu dự định theo đuổi ngành này.